Xử lý ghế da bị mốc – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ghế sofa bị mốc

Ghế sofa được sử dụng nhiều trong các gia đình hiện nay. Tình trạng nấm mốc ghế diễn ra rất thường xuyên và là nỗi lo lắng của nhiều người. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này và có cách nào xử lý ghế da bị mốc? Bài viết sẽ giải đáp tất cả vấn đề này.

Ghế sofa được sử dụng thường xuyên nhất trong nhà. Khi gặp độ ẩm thích hợp sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Có nhiều nguyên nhân khiến lớp vỏ bọc ghế sofa bị mốc. Nhà sạch Đà Nẵng sẽ giới thiệu một vài cách xử lý ghế da bị mốc mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà.

Xử lý ghế sofa bị mốc

Contents

Nguyên nhân khiến ghế sofa bị mốc

Ghế sofa từ da thật hay da tổng hợp đều có nguy cơ bị mốc cao. Vì thế, khi bạn không bảo quản ghế hay vệ sinh ghế đúng cách thì nấm mốc sẽ phát triển. Vậy nguyên nhân nào khiến cho lớp da bọc ghế sofa bị mốc?

Thời tiết

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta là nguyên nhân phổ biến khiến cho mọi vật dụng bị mốc trong đó có ghế sofa. Vào mùa mưa, trời nồm ẩm, nấm mốc sẽ phát triển nhanh chóng trên mọi bề mặt gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Xem thêm: Giặt ghế sofa bằng máy giặt hơi nước nóng.

Chất liệu vỏ ghế sofa không đảm bảo

Để tiết kiệm chi phí cho người dùng nhiều hãng sản xuất sử dụng da công nghiệp không đạt tiêu chuẩn dẫn đến chất lượng ghế sofa da kém. Sau một thời gian sử dụng thì ghế sẽ bị mốc.

Vệ sinh ghế sofa không đúng cách

Việc vệ sinh ghế sofa bằng khăn ẩm thường xuyên chính là nguyên nhân khiến lớp da bị ngấm nước. Lâu ngày, lớp nước ngấm trong vỏ ghế sẽ là môi trường thuận lợi để nấm mốc phát triển, gây khó khăn khi xử lý ghế da bị mốc. 

Xem thêm  7 tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp của Châu Âu - Đáp ứng các yêu cầu nghiệm thu khắt khe nhất

Vị trí đặt ghế sofa không thích hợp

Đặt ghế sofa ở nơi ít ánh sáng, sát vách tường, đặt gần quạt hơi nước,… sẽ khiến ghế sofa bị ẩm. Nói cách khác, khi đặt ghế sofa vào môi trường sống của nấm mốc thì việc mốc ghế sofa là hiển nhiên. 

Xem thêm: Cách khử mùi hôi ghế nỉ

Tác hại của việc sử dụng ghế sofa bị mốc 

Giảm tuổi thọ ghế sofa

Ghế sofa bị mốc lâu ngày sẽ khiến lớp vỏ ghế bị xuống cấp nhanh chóng. Da ghế dễ bị nứt, bong ra ngoài. Tuổi thọ của ghế cũng vì thế mà bị giảm đi nhanh hơn. 

Gây hại cho sức khỏe con người

Nấm mốc sinh ra các bào tử nấm. Các bào tử này bay lơ lửng trong không khí trở thành nguyên nhân khiến con người mắc hen suyễn, dị ứng, nhiễm độc,… khi hít phải. Vi khuẩn không chỉ bám trên bề mặt mà còn bay trong không khí, khi con người hít phải thì vô tình sẽ bị mắc bệnh theo.

Giảm tính thẩm mỹ của ghế sofa

Một điều chắc chắn đó là nấm mốc sẽ khiến cho ghế sofa của bạn trông xấu đi rất nhiều. Những vết đốm đen trắng trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ khi nhìn vào. Lớp da ghế bóng mịn ngay lập tức sẽ trở nên thô cứng, sần sùi hơn trong mắt người nhìn.

Các biện pháp xử lý ghế da bị mốc hiệu quả

Dùng rượu hoặc cồn để xử lý vết mốc

Rượu hoặc cồn có khả năng loại bỏ nấm mốc và an toàn với bề mặt da ghế sofa. Biện pháp xử lý ghế da bị mốc này được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả tốt.

Xem thêm  Kỹ thuật tẩy vết ố trên ghế sofa da trắng bằng vật liệu tự nhiên

Các bước thực hiện như sau:

  • Pha loãng rượu/cồn với nước ấm, tỷ lệ pha là 1:1,
  • Dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp và lau lên vị trí da bị nấm mốc,
  • Sấy khô bề mặt bằng quạt công nghiệp. Tránh dùng máy sấy khiến da ghế bị giòn, dễ nứt.

Dùng giấm trắng để xử lý ghế da bị mốc

Giấm trắng có tác dụng diệt khuẩn vô cùng tốt. Đây cũng là loại nguyên liệu dễ tìm thấy trong các gian bếp. Thực hiện loại bỏ nấm mốc bằng giấm trắng như sau:

  • Pha tỷ lệ 1 giấm và 1 nước ấm,
  • Dùng khăn mềm sạch thấm vào hỗn hợp và lau lên vết nấm mốc trên ghế sofa,
  • Lau lại vết mốc bằng khăn khô hoặc quạt gió.

Dùng bột Baking soda

Thành phần chính của loại bột này là natri và HCO3. Do đó, baking soda không chỉ giúp tẩy trắng vết mốc mà còn loại bỏ vi khuẩn gây hại. Các bước thực hiện như sau:

  • Hòa tan bột baking soda với chút nước ấm,
  • Dùng bình xịt phun sương, phun hỗn hợp lên vết mốc và để yên vài phút,
  • Lấy bàn chải mềm hoặc khăn mềm để lau vết mốc theo hình tròn,
  • Lau lại bằng khăn sạch ẩm và dùng khăn khô lau lại để kết thúc quá trình vệ sinh.
Xử lý ghế sofa bị mốc

Dùng các chất vệ sinh vết bẩn: benzen, xăng hoặc axeton

Benzen, xăng hay axeton đều là các chất tẩy rửa mạnh, không màu. Khi sử dụng các biện pháp trên mà không đạt hiệu quả thì bạn có thể áp dụng các chất này. Cách thực hiện:

  • Cho dung dịch benzen, xăng hoặc axeton ra một chiếc cốc nhỏ,
  • Dùng khăn mềm thấm hỗn hợp và lau lên bề mặt da bị mốc,
  • Sau cùng, bạn dùng khăn sạch để vệ sinh lại ghế sofa.
Xem thêm  Quy trình vận hành tiêu chuẩn để lau chùi và làm sạch nhà vệ sinh

Biện pháp khắc phục tình trạng mốc ghế sofa

Mặc dù các mẹo xử lý vết mốc đều có hiệu quả cao nhưng để đảm bảo tuổi thọ cho ghế cũng như sức khỏe người dùng thì nên ngăn ngừa tình trạng nấm mốc có thể xảy ra. Một số biện pháp khắc phục như:

  • Tránh đặt ghế ở nơi ẩm thấp, ít ánh sáng,
  • Không đặt ghế sát vách tường, 
  • Xử lý vết bẩn nhanh chóng, tránh để bám lâu ngày,
  • Vệ sinh ghế sofa thường xuyên và đúng cách,
  • Bọc ghế sofa thật kỹ khi không sử dụng đến,…

Sử dụng dịch vụ giặt ghế sofa chuyên nghiệp khi nào?

Vệ sinh ghế sofa cần đảm bảo đúng cách nếu không sẽ khiến tình trạng nấm mốc diễn ra nghiêm trọng hơn. Vậy bạn cần sử dụng dịch vụ giặt ghế sofa khi nào? Đó là khi tình trạng ghế quá bẩn, bạn không đủ tự tin làm sạch ghế sofa hay vỏ ghế cao cấp cần xử lý đặc biệt,…

Với dịch vụ vệ sinh ghế sofa chuyên nghiệp của nhà sạch Đà Nẵng thì mọi vết mốc sẽ được xử lý nhanh chóng. Sau thời gian từ 6 đến 12 tháng, bạn nên sử dụng dịch vụ vệ sinh sofa một lần để giữ ghế sofa luôn bền mới.

Như vậy, xử lý ghế da bị mốc bằng các biện pháp tự nhiên đều mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên ngăn ngừa tình trạng nấm mốc xảy ra gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và sức khỏe con người.