Bạn đã nắm được những kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp một cách toàn diện và hiệu quả để xây dựng hình ảnh thương hiệu hoàn hảo trong mắt khách lưu trú? Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm và bí quyết cần thiết để làm sạch đa dạng loại vết bẩn khác nhau mà công ty NHASACHDANANG đã đúc kết được. Hãy lưu lại và áp dụng ngay khi phát hiện những vấn đề bám bẩn cần xử lý với kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp dễ không tưởng của chúng tôi.
Contents
Kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp là gì
Trong quá trình sử dụng hằng ngày, những tấm thảm khách sạn (đặc biệt ở khu vực sảnh chính) thường xuyên tiếp xúc với nhiều nguồn gây bẩn và ô nhiễm khác nhau.
Để thuận tiện cho hoạt động đón khách và phục vụ các dịch vụ lưu trú thì những tấm thảm trải sàn, thảm cầu thang,…. đều phải được làm sạch kịp thời và định kỳ.
Chính vì vậy, việc nắm vững những kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp là vô cùng cần thiết mà đội ngũ dọn dẹp vệ sinh nên nắm rõ.
Vậy, cần có những giải pháp nào để làm sạch tốt nhất các loại vết bẩn và tình trạng ô nhiễm trên những tấm thảm trong khách sạn?
Xử lý vết máu
Chuẩn bị:
- Chất tẩy vết bẩn phù hợp.
- Hydrogen Peroxide.
- Bàn chải.
- Khăn sạch hoặc giấy khô.
Thực hiện:
- Dùng khăn sạch hoặc giấy thấm bớt vết máu, tránh lan rộng.
- Ngâm vết máu với nước mát dưới 35 độ C.
- Chải vết máu nhẹ nhàng bằng dung dịch tẩy vết bẩn.
- Nhỏ Hydrogen Peroxide lên vết máu cũ đã khô và giữ im 20 – 25 phút rồi làm sạch.
- Hút sạch nước còn đọng trên thảm bằng máy hút chuyên dụng hoặc dùng khăn sạch thấm nhiều lần để rút hết nước.
Ngoài ra, trong kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp đối với vết máu, cần phân biệt tình trạng vết dính cũ hay mới để linh hoạt áp dụng sao cho phù hợp nhất:
- Vết máu tươi, mới nên làm sạch với nước lạnh.
- Vết máu cũ, khô lâu ngày cần dùng nước nóng để ngâm nhưng không quá 35 độ C.
Vết bẩn nhỏ (mới)
Chuẩn bị:
- Bàn chải đánh răng (ưu tiên tận dụng bàn chải cũ để tiết kiệm chi phí).
- Chất nhũ hóa.
- Kem đánh răng.
Thực hiện:
- Thoa kem đánh răng lên bàn chải và chải đều các điểm bẩn nhỏ vừa phát hiện.
- Sử dụng thêm dung dịch tẩy rửa phù hợp nếu vết bẩn không được làm sạch bằng cách chải với kem đánh răng.
- Bôi chất nhũ hóa lên bề mặt các điểm bẩn do dầu mỡ và rửa lại bằng nước sạch sau khoảng 30 phút.
Quá trình xử lý các vết bẩn với chất nhũ hóa cần đúng theo hướng dẫn và kiên nhẫn chờ đợi kết quả.
Vết đồ uống các loại
Có nhiều loại đồ uống khác nhau có thể vô tình rơi trên những tấm thảm bên trong khách sạn. Tùy theo mỗi loại vết bẩn, bạn cần nắm được kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp sao cho phù hợp nhất.
Chuẩn bị:
- Dung dịch tẩy vết bẩn (ASO,…), chất tẩy vết ố.
- Bột giặt chuyên dụng Bubble King.
- Muối tinh.
- Khăn giấy, giẻ sạch.
- Bàn ủi.
Thực hiện:
- Thấm ướt vết bẩn bằng nước tẩy hoặc bột giặt Bubble King, chờ khoảng 30 phút rồi dùng giẻ sạch hoặc bàn chải để loại bỏ các vết bẩn.
- Làm ướt vết bẩn cứng đầu bằng dung dịch gốc ASO. Dùng giẻ sạch hoặc túi ni lông phủ lên phía trên các điểm bẩn và đợi trong hai giờ. Kiểm tra lại hiện trạng vết bẩn trên thảm.
- Giặt lại thảm một lần nữa bằng nước mát, sạch.
- Trường hợp thảm bị dính rượu vang, hãy hút sạch bề mặt bằng giấy thấm. Rắc muối tinh lên các điểm bẩn do rượu và đợi khoảng 10 phút. Lau sạch và lặp lại quy trình thêm vài lần cho đến khi vết rượu hoàn toàn biến mất.
Ngoài ra, trong quá trình bày trí thức ăn trong các khách sạn, những ngọn nến có thể làm rơi sáp xuống thảm. Việc áp dụng đúng kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp rất cần thiết trong trường hợp này. Tốt nhất, hãy làm như sau:
- Đặt một miếng giấy thấm lên vết sáp trên thảm.
- Dùng bàn ủi để ủi qua lại ngay phía trên lớp giấy để sáp dính vào khăn giấy.
Lưu ý:
- Khi sử dụng chất tẩy vết bẩn ASO, cần đeo găng tay bảo hộ và tiến hành thận trọng bởi tính ăn mòn cao và dễ dàng làm thảm bị đổi màu.
- Chỉ sử dụng dung dịch tẩy rửa gốc axit khi những chất tẩy rửa thông thường không thể tác động đến các điểm bẩn. Và luôn chú ý pha loãng hóa chất tẩy rửa theo tỷ lệ thích hợp do nhà sản xuất khuyến cáo.
- Cần giặt sạch thảm nhiều lần để xử lý hoàn toàn cặn hóa chất còn đọng lại, tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của thảm.
- Ưu tiên tìm đến các đơn vị vệ sinh chuyên nghiệp nếu gặp khó khăn trong quá trình tự làm sạch những tấm thảm khách sạn.
Kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp với vết bẩn cứng đầu
Những vết keo, bùn đất, vết ố vàng hoặc rỉ sét trên thảm khách sạn cần được xử lý như sau.
Chuẩn bị:
- Dung dịch tẩy điểm bẩn ASO, chất tẩy cặn, kem đánh răng.
- Máy hút nước.
- Bàn chải.
Thực hiện:
- Ngâm vết bẩn với nước nóng.
- Hòa dung dịch gốc ASO và nước sạch với tỷ lệ 1:10 rồi xịt lên vết bẩn, chờ khoảng 10 phút.
- Hút sạch nước và cặn lỏng bằng máy hút nước.
Bạn cũng có thể pha sẵn một số hỗn hợp hóa chất khác có cùng hiệu quả làm sạch những vết bẩn cứng đầu trên các loại thảm trải khách sạn như sau:
- Hỗn hợp nước thủy tinh Meigao và nước sôi với tỷ lệ 3:7 để tẩy vết bẩn.
- Hỗn hợp nước Meigao và nước máy, tỷ lệ 2:8 để tẩy cặn.
Những hỗn hợp kể trên sẽ thúc đẩy quá trình làm sạch các điểm bẩn cứng đầu nhanh hơn, giúp bề mặt thảm sớm trở lại trạng thái tốt nhất nếu:
- Sử dụng trong 10 ngày, không để quá hạn để tránh mùi khó chịu.
- Pha dung dịch cùng nước nóng sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch.
- Chọn mua đúng dung dịch Meigao ở điểm bán uy tín, cam kết hàng thương hiệu để có giá phải chăng và hiệu quả tốt, ít gây hại cho thảm cũng như sức khỏe người dùng.
- Nên vệ sinh thảm khách sạn bằng các loại hóa chất giặt tẩy trong không gian thông thoáng.
Chu kỳ bảo dưỡng thảm khách sạn tốt nhất
Cùng với các kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp như trên, đội ngũ nhân viên cần hiểu rõ chu kỳ bảo dưỡng thảm sao cho tốt nhất, vừa đảm bảo hiệu quả làm sạch, vừa không ảnh hưởng đến hoạt động vận hành chung của khách sạn.
- Nên chọn đúng khung thời gian vệ sinh, tránh gây ồn ào và ảnh hưởng đến khách lưu trú. Tốt nhất, nên giặt thảm trong những khung giờ sau: 10 – 12 giờ, 14 – 16 giờ.
- Ưu tiên kết hợp phương án giặt thủ công bên cạnh các phương pháp cơ học cho điểm bẩn cứng đầu.
- Loại bỏ vết bẩn đặc biệt và hút bụi hoàn toàn trước khi giặt sạch.
- Tỷ lệ chất tẩy rửa phải đảm bảo đúng khuyến cáo và hướng dẫn nhằm bảo vệ tuổi thọ của thảm tốt nhất.
- Nên vệ sinh định kỳ tối thiểu 1 năm/lần và chọn đúng thời điểm ít độ ẩm trong năm, cụ thể tại miền Nam nước ta nên vệ sinh thảm khách sạn vào mùa hè và miền Bắc nên vệ sinh trong mùa đông.
- Cần sử dụng đồng thời chất tẩy nấm mốc nếu giặt thảm khách sạn trong mùa mưa ẩm ướt.
- Thảm nên để khô trước khi tái sử dụng. Hoặc trải một lớp khăn trên bề mặt thảm cho đến khi khô hoàn toàn.
- Cần làm sạch khu vực xung quanh nơi bố trí thảm, đảm bảo sự thông thoáng với điều hòa, máy sấy,…..
Kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp cần chú ý gì
Nhằm giúp cho quá trình vệ sinh thảm khách sạn được diễn ra tốt nhất, cần chú ý:
- Hút bụi kịp thời sau khi làm sạch thảm để loại bỏ hoàn toàn các tinh thể và cặn hóa chất còn đọng lại.
- Nên liên hệ với lễ tân để chủ động khoảng thời gian vệ sinh và kiểm soát tốt chi phí thuê dịch vụ.
- Nên dựng biển cảnh báo để kịp thời báo hiệu cho khách hàng, tránh trường hợp trượt ngã.
- Cần phơi thảm nơi thoáng mát, tránh mùi hôi ẩm mốc.
Có thể nói những kỹ năng xử lý sự cố thảm khách sạn thường gặp mà công ty NHASACHDANANG chia sẻ ở trên rất cần thiết trong quá trình vận hành các không gian lưu trú. Việc khắc phục sớm những khuyết điểm bám bẩn, ô nhiễm của những tấm thảm là điều kiện cần để làm nổi bật sự sang trọng, chỉn chu của các khách sạn. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần được hỗ trợ chi tiết hơn trong quá trình làm sạch các loại thảm khác nhau:
Công ty Nhà Sạch Đà Nẵng – Thành công từ tâm
Địa chỉ: 260/37A Hải Phòng, Tam Thuận, Thanh Khê, Đà Nẵng
Website: nhasachdanang.com
Số hotline: 0932969910