Cách giặt khô ghế sofa chuyên nghiệp

Một số loại bọc ghế sofa cần được làm sạch riêng biệt thay vì sử dụng nước giặt thông thường. Việc phân loại sofa để vệ sinh giúp đảm bảo chất lượng cũng như độ bền của ghế. Vậy bạn đã biết cách giặt khô ghế sofa tại nhà đơn giản mà đạt hiệu quả cao?

Ghế sofa được chia thành nhiều loại dựa trên chất liệu làm nên nó. Theo đó, mỗi loại ghế sẽ có đặc tính riêng biệt. Để biết ghế sofa nhà bạn thuộc loại nào, cách bảo quản, vệ sinh như thế nào thì cần xem hướng dẫn sử dụng. Vậy cách giặt khô ghế sofa tại nhà như thế nào?

Kỹ thuật giặt khô ghế sofa

Contents

Tại sao ghế sofa cần phải giặt khô?

Mọi thông tin về sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, vệ sinh ghế sofa đều được nhà sản xuất cung cấp chi tiết. Do đó, bạn cần xác định loại ghế sofa của mình có thuộc dòng sofa chỉ giặt khô hay không?

  • Ký hiệu S trên tem sản phẩm: Đây là chữ viết tắt của Solvent, ký hiệu này cho biết bạn chỉ nên sử dụng dung môi, dung dịch không chứa nước để vệ sinh ghế sofa. 
  • Ký hiệu SW/WS: Đây là ký hiệu thể hiện bạn được phép sử dụng các biện pháp làm sạch thông thường từ giặt nước đến giặt khô mà không ảnh hưởng đến chất lượng sofa.

Giặt khô ghế sofa khi nào?

Vệ sinh ghế sofa được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Tuy nhiên, với việc giặt khô sofa thì bạn chỉ nên thực hiện từ 1 đến 2 lần mỗi năm. 

Quá trình giặt khô sẽ đảm bảo loại bỏ được các vết bẩn, vết ố, mốc,… bám trên bề mặt da sofa. Trường hợp các vết bẩn khó xử lý hoặc cần xử lý bằng phương pháp đặc biệt thì bạn nên sử dụng dịch vụ giặt khô ghế sofa của Nhà sạch Đà Nẵng hoặc các đơn vị uy tín khác.

Xem thêm  7 tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp của Châu Âu - Đáp ứng các yêu cầu nghiệm thu khắt khe nhất
Giặt khô ghế sofa

Biện pháp giặt khô ghế sofa có ưu nhược điểm gì?

Hiện nay, cách giặt khô ghế sofa rất phổ biến nhưng những ưu nhược điểm của phương pháp này không phải ai cũng biết. Dưới đây là một vài ưu điểm và hạn chế của phương pháp giặt khô ghế sofa:

Ưu điểm khi giặt khô ghế sofa

  • Giặt khô sofa giúp loại bỏ được các vết bẩn lâu ngày bám trên bề mặt ghế bao gồm các vết: sơn, dầu mỡ, thực phẩm,… Dung môi dùng trong giặt khô dễ dàng đánh bay vết bẩn mà không mất nhiều công sức.
  • Giặt khô giữ được màu sắc của ghế sofa như ban đầu, không xuất hiện tình trạng bay màu khi giặt, đảm bảo tuổi thọ của ghế sofa.
  • Giặt khô còn giúp tiết kiệm nước, thời gian, công sức cho người giặt.

Xem thêm: Làm sạch ghế sofa bằng baking soda

Nhược điểm của giặt khô sofa

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng biện pháp giặt khô sofa vẫn có những hạn chế nhất định. Đó là:

  • Dung môi nếu không được xử lý sạch sẽ trở thành chất gây kích ứng da cho người ngồi lên sofa.
  • Hóa chất còn sót lại trên ghế theo thời gian sẽ làm ghế bị xuống cấp, rút ngắn tuổi thọ của ghế.
  • Với sofa vải nỉ thì hóa chất sẽ làm sợi vải bị ăn mòn, bề mặt ghế loang màu hoặc thô ráp hơn. Với bề mặt da sofa, lượng hóa chất còn tồn lại khiến da bị phai màu, giảm đàn hồi, nứt,…
  • Mùi hóa chất giặt khô nếu không xử lý sạch sẽ gây khó chịu cho người ngồi khi hít phải.
  • Chi phí để giặt khô ghế sofa cao hơn giặt thông thường.
Xem thêm  Bảo dưỡng sofa da bò có thể sáng mịn như mới sau 20 năm

Cách giặt khô ghế sofa đơn giản, hiệu quả

Chuẩn bị giặt khô ghế sofa

Trước khi tiến hành giặt khô sofa thì bạn cần thực hiện các bước vệ sinh cơ bản sau:

  • Mở cửa cho không gian nhà thật thông thoáng, thuận tiện cho cách giặt khô ghế sofa tại nhà. Đây cũng là cách tăng lưu thông không khí từ trong nhà với môi trường bên ngoài.
  • Chọn dung dịch giặt khô thích hợp với chất liệu vỏ bọc ghế sofa. Trường hợp bạn chưa biết chọn loại dung môi nào thì có thể liên hệ bên cung cấp dịch vụ giặt sofa để được tư vấn.
  • Thử hóa chất giặt khô lên vị trí góc khuất khó nhìn thấy trước khi bôi lên toàn bộ ghế sofa.
  • Chọn địa chỉ bán dung môi giặt khô uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn cho con người.

Xem thêm: Kỹ thuật tẩy vết ố trên sofa da trắng.

Quy trình giặt khô sofa tại nhà

Bước 1: Dọn sạch ghế sofa, sử dụng máy hút bụi để hút toàn bộ ngóc ngách ghế, dùng bàn chải mềm hoặc khăn mềm để vệ sinh.

Bước 2: Dùng baking soda để diệt khuẩn, loại bỏ nấm mốc, mùi hôi khó chịu trên sofa. Bạn chỉ cần pha loãng baking soda với chút nước sạch rồi tiến hành xịt đều bề mặt ghế.

Giữ nguyên lớp dung dịch baking soda trên ghế sofa từ 15 đến 30 phút để bột phát huy tác dụng tẩy trắng. Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn sạch mềm lau lại toàn bộ ghế sofa.

Xem thêm  Vệ sinh và bảo dưỡng phim cách nhiệt

Bước 3: Cách giặt khô ghế sofa bằng hóa chất chuyên dụng để xử lý các vết bẩn khó đi. Sử dụng bình xịt, xịt dung dịch tẩy rửa lên vết bẩn, vết ố cứng đầu. Với khả năng hoạt động mạnh, các chất tẩy rửa sẽ nhanh chóng loại bỏ đi vết bẩn, ghế sofa sẽ trở về trạng thái như ban đầu.

Bước 4: Vệ sinh lần cuối cùng để loại bỏ hóa chất còn sót lại trên bề mặt ghế sofa. Bạn sử dụng một chiếc khăn mềm sạch, màu trắng để lau lại toàn bộ sofa. Việc sử dụng khăn trắng sẽ hạn chế tình trạng khăn tiếp xúc với chất tẩy bị phai màu ra ghế.

Bước 5: Đặt ghế sofa ở nơi thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và hong khô bằng quạt gió.

Trường hợp, bạn không thể tự giặt khô ghế sofa, lớp vỏ ghế thuộc loại cao cấp, không mua được dung môi giặt khô,… thì hãy dùng dịch vụ giặt sofa tại nhà. Nhà sạch Đà Nẵng với nhiều kinh nghiệm trong vệ sinh sofa sẽ đem đến dịch vụ chất lượng, giá thành hợp lý nhất đến với khách hàng. Đặc biệt, ngoài việc vệ sinh sofa, khách hàng sẽ được bảo dưỡng ghế sofa theo đúng định kỳ.Như vậy, với những chia sẻ về cách giặt khô ghế sofa trên sẽ phần nào giúp bạn bảo quản, vệ sinh ghế sofa đúng cách. Để đảm bảo tuổi thọ cho ghế sofa cũng như đảm bảo sức khỏe gia đình bạn thì bạn nên sử dụng dịch vụ giặt khô sofa từ 1 đến 2 lần mỗi năm.