Top kinh nghiệm vàng khi dùng dung dịch giặt thảm

Dung dịch giặt thảm đã và đang trở thành sự lựa chọn tối ưu của nhiều gia đình khi tìm kiếm các giải pháp làm sạch hoàn hảo cho những tấm thảm đa chất liệu. Với sự đa dạng nhãn hiệu, đa công năng sử dụng, những sản phẩm này hứa hẹn đáp ứng mọi nhu cầu vệ sinh khó khăn nhất trên bề mặt cũng như sâu trong kết cấu thảm sàn. Hãy cùng công ty NHASACHDANANG khám phá những kinh nghiệm hữu ích khi chọn mua và sử dụng dung dịch giặt thảm ngay sau đây.

Contents

Dung dịch giặt thảm là gì

Dung dịch giặt thảm là một nhóm các chất tẩy rửa đặc biệt, chuyên dụng, với thành phần hoạt tính mạnh mẽ, đóng vai trò xử lý các vết bẩn và ngăn ngừa ô nhiễm trên bề mặt cũng như sâu trong kết cấu sợi thảm.

Khi chọn đúng hóa chất giặt thảm phù hợp với từng loại thảm khác nhau, bạn hoàn toàn có thể tự mình làm sạch thảm mà không cần phải tìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp trên thị trường hiện nay, nhằm chủ động về thời gian và tiết kiệm tối đa chi phí.

Một số thương hiệu hóa chất giặt thảm khá phổ biến và được ưa chuộng hiện nay có thể kể đến như:

  • Klenco: Loại trừ hầu hết các vết bẩn, giúp làm sạch, sáng và chống tạo bọt, không ảnh hưởng đến môi trường sống, an toàn với sức khỏe người dùng và không làm phai màu thảm.
  • GoodMaid: Lượng bọt ít, làm sạch hiệu quả vết bẩn và dầu mỡ, mùi hương nhẹ nhàng và dễ chịu.
  • 3M: Xóa sạch mọi vết bẩn cứng đầu nhưng không gây hư hại cho sợi vải, kể cả chất liệu thảm da. Nhãn hiệu 3M đa dạng danh mục con như Gen Purpose Cleaner 3M, 3M Scotchgard,….

Ngoài ra, còn có một số sản phẩm khác như Astonish, Extra Foam,…. cũng được chọn mua và sử dụng như một giải pháp làm sạch hữu hiệu.

Tác dụng của hóa chất giặt thảm

Có nhiều tác dụng khác nhau đã được ghi nhận khi sử dụng đúng các loại dung dịch giặt thảm phù hợp, bao gồm:

  • Loại bỏ hoàn toàn vết bẩn: Dù là vết bẩn mới hay cũ, kể cả các điểm bẩn cứng đầu và đặc biệt như vết cà phê, nước sốt cà chua,… thì chúng cũng dễ dàng bị loại bỏ. Những chất tẩy vết ố dạng phun hoặc dạng cô đặc thường hoạt động tốt trên nhiều loại vết bẩn và giúp quá trình làm sạch diễn ra thuận tiện hơn.
  • Khử mùi hôi khó chịu: Dung dịch vệ sinh thảm kết hợp với thiết bị làm sạch phù hợp vừa xử lý vết bẩn, vừa đánh bay những mùi hôi khác nhau cho toàn bộ thảm.
  • Khắc phục thẩm mỹ thảm: Xử lý bụi mịn và chất bẩn tích tụ trong kết cấu sợi thảm một cách hiệu quả, giúp khắc phục diện mạo bên ngoài, lấy lại vẻ tươi mới cho thảm.
  • Khử trùng: Áp dụng các quy trình giặt chuyên nghiệp bằng nước giặt thảm phù hợp sẽ loại bỏ được các ấu trùng nhỏ, nấm mốc, mạt bụi li ti,…..
Xem thêm  Làm thế nào để chọn một công ty giặt thảm uy tín tại Đà Nẵng

Phân loại hóa chất giặt thảm

Cùng mang lại kết quả làm sạch các loại thảm khác nhau nhưng sự đa dạng của các nhãn hiệu dung dịch vệ sinh thảm cho thấy mức độ phổ biến và tin dùng ngày càng rộng rãi.

Trong đó, có thể kể đến 4 loại hóa chất giặt thảm sau đây:

Loại hóa chất giặt thảmĐặc điểm
Dung dịch giặt thảm đa năng– Là chất tẩy rửa phổ thông, dạng chất lỏng trong suốt, thành phần chính từ Magie Alumin Silicat, Natri Lauryl Sulfat, Natri Lauroyl và Copolyme Anhydride Styrene Maleic.- Hòa tan với amoniac, pH khoảng 7-9, thêm hương liệu và màu sắc.- Lực thấm ướt và thẩm thấu tốt.- Dễ bay hơi, nhanh khô.- Không tổn hại sợi thảm, phù hợp với len nguyên chất và các sợi tổng hợp đa dạng.* Cách dùng:- Hòa tan 15g chế phẩm vào 1 lít nước.- Phun lên thảm và chải sạch bằng bàn chải.- Lau khô bằng khăn sạch, khô hoặc dùng máy hút bụi để hút sạch lại 1 lần nữa.- Chờ khoảng 3-4 giờ trước khi tái sử dụng.
Hóa chất giặt thảm dạng bột– Sản xuất từ chất diệt khuẩn, dung môi, chất hoạt động bề mặt, Formaldehyde-urê, chất chống tĩnh điện.- Vừa có công dụng làm sạch, vừa mang hiệu quả diệt khuẩn cao.- Thảm sẽ mềm mại và sạch sẽ như ban đầu.* Cách dùng:- Hút sạch chất bẩn trên thảm bằng máy hút bụi.- Sử dụng hóa chất giặt thảm dạng bột cho toàn bộ thảm, đặc biệt tập trung vào các vết bẩn đặc biệt.- Làm sạch lại bằng máy hút bụi một lần nữa.
Hóa chất giặt thảm dạng xịt– Chất tẩy rửa dạng lỏng được ép vào những lon khí dung, có thành phần chính gồm dung môi, phụ gia, chất hoạt động bề mặt, polyme, hương liệu,….* Cách dùng:- Xịt hóa chất lên thảm.- Chờ thảm khô và tiến hành loại bỏ cặn bám bằng bàn chải.
Hóa chất giặt khô– Sản xuất từ silica hình cầu rỗng, chất hoạt động bề mặt (lượng rất nhỏ), bột giấy cellulose khô.- Hiệu quả làm sạch đến 90% mà không gây ô nhiễm cho thảm.* Cách dùng:- Bôi hóa chất giặt thảm khô lên thảm.- Dùng máy hút bụi loại bỏ các chất ô nhiễm hoặc tiến hành hút chân không để xử lý cặn bẩn và cặn hóa chất còn đọng lại.
Dung dịch giặt thảm hoạt tính nhiều bọt– Chất tẩy rửa lỏng có thành phần chính gồm xà phòng, dung môi, chất hoạt động bề mặt,…- Nhiều bọt, không làm hỏng sợi thảm.- Khắc phục vẻ tươi sáng cho bề mặt.* Cách dùng:- Lau các vết bẩn.- Thấm dung dịch tẩy rửa lên miếng bọt biển hoặc khăn sạch, ấn lên các điểm bẩn để tạo bọt.- Lau bề mặt thảm để làm sạch.- Dùng khăn sạch thấm nước ấm để lau lại, loại bỏ dung dịch xà phòng còn sót.- Lau lại thảm bằng khăn khô sạch.
Nước giặt thảm đậm đặc– Loại bỏ nhanh các vết bẩn đa dạng.- Duy trì sự mềm mại của thảm sau khi làm sạch.- Ngăn chặn quá trình tái nhiễm bẩn sớm.* Cách dùng:- Pha loãng liều dùng theo hướng dẫn.- Xịt dung dịch vừa pha lên trực tiếp bề mặt thảm.- Làm sạch các điểm bẩn bằng miếng bọt biển hoặc khăn sạch (có thể dùng kèm bàn chải nếu điểm bẩn nghiêm trọng).- Loại bỏ chất tẩy rửa còn thừa bằng máy hút bụi và làm khô thảm.

Nguyên tắc quan trọng khi chọn dung dịch giặt thảm

Để chọn đúng loại dung dịch vệ sinh thảm phù hợp và chất lượng tốt nhất, cần xem xét cẩn trọng các tính năng. Trong đó, hiệu quả làm sạch nên được ưu tiên hàng đầu nhưng không được bỏ qua những tác động cụ thể đối với tuổi thọ của thảm.

  • Cân nhắc thành phần cấu tạo và kết cấu của loại thảm cần làm sạch: Tùy theo chất liệu của từng tấm thảm, cấu trúc và mật độ sợi thảm mà loại nước giặt thảm được sử dụng sẽ khác nhau.
  • Xác định tình trạng bám bẩn và ô nhiễm của thảm: Việc xử lý các vết bẩn phức tạp sẽ đòi hỏi loại hóa chất giặt thảm có công năng khác nhau, tùy theo bản chất nhiễm bẩn hóa học hay sinh học.
  • Quyết định quy trình giặt thảm: Tùy theo làm sạch thường xuyên hay làm sạch sâu định kỳ mà việc lựa chọn nước giặt thảm phải được cân nhắc phù hợp.
  • Chọn đúng phương pháp: Giặt khô hoặc giặt ướt sẽ tương ứng với loại dung dịch giặt thảm khác nhau. Do đó, tùy vào tình trạng và loại vết bẩn để ra quyết định sử dụng đúng dung dịch vệ sinh thảm tốt nhất.
Xem thêm  Cách khử mùi thảm mới

Sai lầm cần tránh khi dùng hóa chất giặt thảm

  • Thêm chất tẩy rửa vết bẩn có tính kiềm cao: Điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của thảm, nhất là những loại thảm nhạy cảm như len, lụa,…
  • Thêm bộ chế hòa khí vào chất tẩy rửa có độ tạo bọt cao: Giảm hiệu quả làm sạch, đồng thời gây hại cho thiết bị.
  • Thêm chất khử bọt vào bể chứa nước sạch của máy giặt thảm: Trên thực tế, chất khử bọt chỉ nên được thêm trong bể chứa nước thải.
  • Sử dụng máy giặt thảm có độ tạo bọt cao nhưng không có hộp tạo bọt điện tử.

Lưu ý cần nắm khi sử dụng dung dịch giặt thảm

Để quá trình sử dụng các loại dung dịch giặt thảm đạt hiệu quả tốt nhất và không ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ của những tấm thảm, cần lưu ý:

  • Luôn đọc kỹ thành phần sản xuất, đảm bảo không chứa chất mài mòn để tránh gây tổn hại cho thảm.
  • Chỉ mua những nhãn hiệu nước giặt thảm có uy tín, không nên chọn loại không rõ nguồn gốc.
  • Dung dịch không gây dị ứng hoặc kích ứng.
  • Chọn đúng loại hóa chất giặt thảm phù hợp với từng loại thảm khác nhau. Tốt nhất, hãy tham khảo khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh nhầm lẫn.
  • Có thể làm sạch bề mặt thảm thường xuyên bằng cách dùng bọt và dầu gội.
  • Nên chọn loại dung dịch có độ bay hơi tốt để hạn chế nấm mốc và hư hỏng lớp sợi gai dưới đáy thảm.
Xem thêm  Các bước giặt thảm cầu thang siêu chuẩn tại nhà

Quy trình giặt thảm phổ biến

Sau khi đã chọn được loại dung dịch vệ sinh thảm phù hợp, bạn sẽ làm gì để làm sạch tốt nhất những tấm thảm trong gia đình?

Hãy tiến hành theo quy trình sau đây do công ty NHASACHDANANG chia sẻ để nhanh chóng lấy lại sự sạch sẽ, tươi mới cho những tấm thảm:

  • Hút bụi: Tiến hành hút bụi liên tục mỗi ngày để loại bỏ khoảng 80% bụi bẩn trên bề mặt thảm. Việc hút bụi ngay trước khi bắt đầu giặt thảm cũng là bước quan trọng giúp quá trình giặt tẩy thuận lợi hơn.
  • Tẩy vết bẩn: Xử lý những điểm bẩn đặc biệt như bã kẹo cao su, các vết hoa quả, thức ăn,….
  • Vệ sinh bề mặt: Làm sạch toàn bộ bề mặt thảm sau một khoảng thời gian sử dụng, tốt nhất theo định kỳ 30 ngày/lần.
  • Làm sạch sâu: Tiến hành vệ sinh kỹ lưỡng đất cát, rận thảm và các điểm bẩn khác trên toàn bộ thảm sau khoảng 2-3 lần vệ sinh bề mặt.
  • Làm khô thảm: Dùng máy sấy tóc, máy sưởi để làm khô thảm nhanh chóng, tránh phát sinh mùi hôi và nấm mốc.

Có thể thấy các loại dung dịch giặt thảm trên thị trường hiện nay tương đối đa dạng, dễ mua, dễ sử dụng. Chọn đúng loại nước giặt thảm phù hợp cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu chi phí, thời gian, công sức cho quá trình làm sạch các loại thảm khác nhau. Công ty NHASACHDANANG bên cạnh những dịch vụ làm sạch chuyên sâu, chúng tôi còn cung cấp nhiều thông tin và giải pháp quan trọng cho mọi hoạt động làm sạch mà khách hàng luôn tìm kiếm. Hãy lưu lại ngay những chia sẻ ở trên hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất:

Công ty Nhà Sạch Đà Nẵng – Thành công từ tâm

Địa chỉ: 260/37A Hải Phòng, Tam Thuận, Thanh Khê, Đà Nẵng

Website: nhasachdanang.com

Số hotline: 0932969910

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *